Sáng kiến “Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập tại trường Tiểu học Trà Giang”

Lượt xem:

Đọc bài viết

  1. PHẦN MỞ ĐẦU

 

Trong những năm trở lại đây, giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chuyển biến theo hướng lấy người học làm trung tâm.  Xem việc “học sinh làm được gì” sau khi học trở thành mục tiêu mà giáo dục hướng đến nhằm hình thành cho người học hệ thống tri thức một các bền vững và sâu sắc. Muốn thực hiện được mục tiêu này, nghành giáo dục nói chung và các nhà trường Tiểu học nói riêng cần không ngừng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp tổ chức giáo dục.  Một trong những biện pháp có thể góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục này là tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh. Tổ chức các hoạt động trãi nghiệm, sáng tạo cho học sinh Tiểu học là quá trình không chỉ là đưa trực tiếp học sinh vào từng vấn đề cụ thể để các em có thể tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề của bài học. Mà đó còn là quá trình tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Từ việc tìm tòi đó, học sinh có thể đưa ra những quan điểm, quyết định của bản thân nhằm phát huy các năng lực của bản thân.

Thực tế cho thấy, việc dạy và học ở bậc Tiểu học nói chung và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh nói riêng đang gặp nhiều vấn đề tồn tại cần được nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân và giải pháp để tháo gở. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và làm công tác quản lí ở bậc Tiểu học, tôi nhận thấy học sinh thường rất bị động, hầu như chỉ làm theo những yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập và rèn luyện. Do đó dẫn đến chất lượng học tập của các em rất thấp, hiệu quả của quá trình nhận thức, hình thành năng lực học tập cũng theo đó mà chưa hiệu quả.

Từ những vấn đề nêu trên, bản thân tôi trong quá trình công tác đã suy nghĩ nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập tại trường Tiểu học Trà Giang. Vì vậy, từ đầu năm học 2021 – 2022 tôi đã mạnh dạn triển khai đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập tại trường Tiểu học Trà Giang để làm sáng kiến của bản thân. Quá trình thực hiện đề tại tôi hi vọng những sáng kiến của bản thân sẽ đóng góp một phần kinh nghiệm cho quá trình tổ chức hoạt động trãi nghiệm, sáng tạo của cá nhân và các đồng nghiệp, đồng thời cung cấp cho các em học sinh một phương pháp học tập hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. NỘI DUNG

 

  1. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022
  2. Đánh giá thực trạng:

Trải qua nhiều lần đổi tên từ Trường Tiểu học Trà Giang đổi thành trường TH&THCS Trà Giang. Năm 2016 sau khi đưa học sinh THCS về trường PTDTNT –THCS huyện Trà Bồng theo chỉ đạo của Ban thường vụ huyện ủy Trà Bồng. Trường tiếp tục đổi tên thành Trường Tiểu học Trà Giang Theo Quyết định số 2280/QĐ-UBND 26/10/2017 của UBND huyện Trà Bồng. Trụ sở được đóng tại thôn 1, xã Trà Giang huyện Trà Bồng cách trung tâm của huyện khoảng 11,5km về phía Tây huyện Trà Bồng. Trong những năm qua, Trường Tiểu học Trà Giang đang từng bước phát triển và bền vững, trong tương lai sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt của xã nhà và là nơi đáng tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh. Được sự quan tâm của địa phương, sự nhiệt tình của Ban đại diện Cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh từ khi thành lập cho đến nay. Đơn vị có tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm cao, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên về trình độ nghiệp vụ. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng đều và có sự đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; có Chi bộ nhà trường lãnh đạo toàn diện, quan tâm chỉ đạo chặt chẽ mọi phong trào hoạt động của nhà trường. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được các cấp quan tâm và bổ sung hàng năm tạo điều kiện cho việc dạy và học.

Năm học 2021 – 2022 là một năm học đặc biệt diễn ra trong thời điểm dịch Covid 19 diễn biết hết sức phứt tạp. Trường Tiểu học Trà Giang đã thực hiện nghiêm túc các hoạt động về công tác phòng, chống dịch; tăng cường thực hiện kế hoạch năm học, triển khai dạy học trực tuyến, kiểm tra, đánh giá; tổ chức hoạt động dạy và học, tuyển sinh trong thời gian dịch Covid-19. Có thể khẳng định, mặc dù chịu tác động sâu rộng của dịch Covid-19, nhưng nhà trường luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ, vừa tham gia tích cực trong phòng, chống dịch bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.

Để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành thống kê, tìm hiểu một số thuận lợi và khó khăn để từ đó có những phương hướng, việc làm cụ thể để giáo dục học sinh tốt hơn.

Thuận lợi:

– Về học sinh: Các em học sinh đều ngoan ngoãn, lễ phép. Chăm học và luôn vâng lời thầy cô giáo. Có ý thức học tập, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở ghi đầy đủ.

– Về phía phụ huynh học sinh: hầu hết phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, tạo điều kiện cho việc học của con như­: Có kế hoạch học tập ở nhà cho con em mình, ủng hộ và phối hợp với nhà trường trong các hoạt động tổ chức giáo dục cho con em mình.

– Về phía nhà trư­ờng và giáo viên: Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên trong trường đã tạo điều kiện cho tôi trong công tác quản lí và hơn nữa bản thân tôi cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Thuận lợi hơn nữa là bản thân tôi là phó hiệu trưởng (phụ trách) nhà trường. Bản thân tôi luôn tâm đắc, quan tâm đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của nghành giáo dục nói chuung và chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường nói riêng.

Khó khăn:

– Kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong quá trình dạy học của một số giáo viên còn hạn chế. Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, áp dụng biện pháp để tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo một cách hiệu quả.

– Ý thức làm việc nhóm, tinh thần, trách nhiệm của một số học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động mà giáo viên và nhà trường còn yếu, các em còn ham chơi, quên nhiệm vụ.

– Qúa trình tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của một số học sinh vẫn chưa hiệu quả do các em chưa nắm bắt được các yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động. Do đó đã ảnh hưởng đến kết quả học tập, hoạt động của nhóm, tập thể lớp.

– Trải nghiêm, sáng tạo là hoạt động giáo dục mới, với nhiều học sinh đây là lần đầu tiên các em được tham gia vì vậy các em còn bở ngỡ, chưa kịp thích ứng với cách thức tổ chức giáo dục này.

– Cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và trải nghiệm sáng tạo của nhà trường nói riêng chưa đồng bộ. Đôi khi còn thiếu đã dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa được như mong muốn.

  1. a) Kết quả đạt được:

Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch nhằm tiến hành các giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiêm, sáng tạo cho học sinh với mục đích tạo hứng thú học tập cho các em. Tôi cũng đã tiến hành một số hoạt động điều tra, khảo sát thực tế của học sinh để có những căn cứ, số liệu cụ thể, từ đó sẽ có những giải pháp hay và hiệu quả hơn. Bước đầu tiến hành thực nghiệm sư phạm tôi đã thu về được những kết quả như sau:

– Học sinh tham gia tích cực, hiệu quả vào các yêu cầu và nội dung hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Học sinh thay đổi nhận thức, có ý thức và trách nhiệm cao vào việc tham gia học tập theo hình thức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Học sinh có cơ hội học tập, vui chơi và hòa nhập nhiều hơn với cộng đồng từ đó các em hình thành được hứng thú, kỹ năng học tập tại trường.

– Phụ huynh đã có những thay đổi nhận thức về vai trò của việc học và nhu cầu được học của con em mình.

– Chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày càng được nâng cao, hầu hết học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. Giáo viên có thêm kinh nghiệm để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

  1. b) Những mặt còn hạn chế:

– Trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo mặc dù giáo viên đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp nhưng học sinh vẫn còn rất thụ động trong việc học tập. Từ đó các em sinh ra cảm giác nhàm chán trong giờ học, các em thấy khô khan bị động… Kết quả của việc này là kết quả học tập không cao, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

– Bên cạnh đó cũng còn tồn tại trường hợp giáo viên chưa thật sự nhiệt tình với công việc của mình. Một số giáo viên có tâm lý làm cho xong việc, áp đặt học sinh trong các hoạt động mà không đặt các em vào trung tâm của mọi hoạt động giáo dục.

– Giáo viên chưa đặt học sinh vào trung tâm của tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nên các em học theo kiểu thụ động, kiến thức không chắc, các em chưa thực sự có cơ hội để hiểu sâu vấn đề được trải nghiệm.

– Những giải pháp để hướng dẫn các em của giáo viên chưa thực sự cụ thể, đôi khi còn mang tính hình thức, khó hiểu. Mặc dù tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo song các hình thức chưa đa dạng, phong phú, khiến học sinh nhàm chán, chủ quan.

– Khả năng quản lí lớp học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của một số giáo viên vẫn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng học sinh thiếu tập trung vào nhiệm vụ của mình.

– Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục, hướng dẫn và hỗ trợ các em trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo còn chưa đồng đều. Nhiều phụ huynh xem việc giáo dục con cái là việc của nhà trường, thầy cô nên kết quả của các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo còn thấp.

Ngay từ đầu năm học để tiến hành các giải pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế đối với học sinh trong nhà trường để có những căn cứ, số liệu cụ thể nhằm đề xuất và áp dụng các giải pháp. Số lượng học sinh được khảo sát là 50 học sinh (Khảo sát ngẫu nhiên ở các lớp). Cụ thể:

Nội dung khảo sát Số lượng học sinh

được khảo sát

Đạt Chưa đạt
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
Tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo  

 

 

 

50

13 26 37 74
Có hứng thú với các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 15 30 35 70
Hiểu và nắm bắt được các yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 11 22 39 78
Có ý, tinh thần và trách nhiệm với các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 17 34 33 66
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nắm bắt và vận dụng được kiến thức sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 9 18 41 72

Bảng 1: Bảng so sánh một số kết quả của học sinh trong quá trình các em tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong năm học 2021 – 2022 trước khi áp dụng các biện pháp (số liệu được khảo sát ở các thời điểm khác nhau).

  1. c) Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân đạt được:

– Sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường.

– Cán bộ, giáo viên và các tổ chức, đơn vị trong nhà trường đoàn kết nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, việc thiết kể, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, đúng quy định.

– Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập lẫn nhau
trau dồi kiến thức qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng
cụm, thao giảng trường và rút kinh nghiệm sau các lần tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Bản thân tôi luôn tìm tòi thay đổi làm mới hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; Qúa trình làm công tác quản lí tôi cũng làm tốt công tác tuyên truyền, kết nối với giáo viên và phụ huynh và đặc biệt là kết nối với mạnh thường quân để có thêm kinh phí tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho các em.

* Nguyên nhân hạn chế:

– Về giáo viên:  Chưa có những phương pháp tốt nhất cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; Chưa phát huy được những điểm mạnh của các em học sinh; Đôi khi giáo viên chưa kiên nhẫn, nhiệt huyết trong quá trình hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Về học sinh: Các em còn hiếu động, chưa nhiệt tình và ghi nhớ hướng dẫn của giáo viên trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Một bộ phận học sinh còn thiếu ý thức tự rèn luyện, xem việc giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là buổi vui chơi.

– Về phụ huynh: Một số phụ huynh lo làm ăn kinh tế thiếu sự quan tâm đến việc giáo dục cho các em, giao toàn bộ nhiệm vụ cho nhà trường. Việc mua sắm các thiết bị, đảm bảo chất lượng học tập hay phối học với giáo viên, nhà trường trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho con em cũng chưa được phụ huynh quan tâm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 

  1. Căn cứ thực hiện

– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2020 – 2030 của Đảng,  xác định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước”.

Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

– Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

– Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 của nhà trường, tổ chuyên môn.

– Căn cứ thực tế việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của bản thân, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

  1. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện
  2. a) Nội dung, phương pháp thực hiện

* Nội dung

– Thiết kế quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh.

– Minh hoa cụ thể một số cách thức sử dụng phương pháp hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Khuyến khích và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo hiệu quả.

– Tổ chức thi đua giữa các nhóm, lớp học sinh và nắm bắt qua trình tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của các em.

– Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo và tăng cường phối hợp với phụ huynh trong công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh.

* Phương pháp thực hiện

– Nghiên cứu tài liệu.

– Phương pháp đàm thoại.

– Phương pháp đánh giá và so sánh.

– Phương pháp trực quan.

– Phương pháp thực hành.

– Phương pháp kiểm tra, đánh giá.

  1. b) Giải pháp thực hiện (một số giải pháp cá nhân đã áp dụng tại đơn vị và đã mang lại hiệu quả cao)

* Giải pháp 1: Xác định và xây dựng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh:

Qúa trình quản lí hoạt động giáo dục chung trong nhà trường và đối với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh của bản thân và các giáo viên tôi luôn yêu cầu giáo viên xác đinh và xây dựng được quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Quy trình này có tôi thực hiện theo các bước như sau:

– Bước 1: Xác định chủ đề học tập trải nghiệm, sáng tạo: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, đặc điểm kiến thức của hoạt động đã được xác định trong chương trình; căn cứ vào đặc điểm đối tượng học sinh (học sinh lớp, khối nào); tình hình cụ thể của nhà trường, địa phương…Tôi xác định các chuẩn đầu ra cụ thể để từ đó lựa chọn các nội dung học tập cấu thành chủ đề để tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm, sáng tạo: Để thực hiện bước này, tôi đã xác định các vấn đề như: học sinh sẽ đạt được những gì sau khi tham gia chủ đề này? Học sinh sẽ có khả năng làm được gì? Tạo được niềm tin vào giá trị nào? Các mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể và có thể đo được.

– Bước 3: Xác định các nội dung hoạt động trải nghiệm, sáng tạo: Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề đã được xác định ở bước 2, tôi xác định các nội dung hoạt động cần có trong chủ đề. Các nội dung trong chủ đề cũng thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa mục tiêu, nôi dung và hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động. Trong mỗi hoạt động tôi cũng cũng cần xác định mục tiêu và cách thực hiện.

– Bước 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo: Khi thiết kế tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh tôi thực hiện theo các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Trải nghiệm cụ thể: tôi tiến hành tổ chức cho học sinh tham gia các trải nghiệm cụ thể bằng một câu hỏi động não hoặc tổ chức tham quan, dã ngoại liên quan đến nội dung cần học tập trãi nghiệm, sáng tạo… để tìm hiểu vấn đề, bản thân học sinh đã có những kinh nghiệm, khái niệm, kỹ năng nào liên quan đến kỹ năng mới sẽ được hình thành, từ đó giúp tôi đánh giá được vốn hiểu biết của học sinh trước khi giới thiệu vấn đề mới.

+ Giai đoạn 2: Quan sát, đối chiếu, phản hồi: tôi tổ chức cho học sinh thông qua quá trình quan sát, cảm nhận và đối chiếu, phân tích đánh giá các sự vật hiện tượng, kết nối với vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về sự vật, hiện tượng. Sau khi trãi nghệm cụ thể, tôi cho học sinh tự mình suy nghĩ hoặc tranh luận với các học sinh khác về tính đúng đắn, tính hợp lý của sự việc.

+ Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm: Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, tôi hỗ trợ học sinh tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập. Thông qua đó học sinh tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành.

+ Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực: Từ những hiểu biết về kiến thức liên quan, những khái niệm mới đã được làm sáng tỏ và quy trình thực hành đã được xây dựng ở giai đoạn 3, tôi hướng dẫn học sinh tiến hành luyện tập, thực hành chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết thúc quá trình luyện tập, học sinh được củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mới, qua đó hình thành kinh nghiệm mới cho bản thân và kinh nghiệm này trở thành kinh nghiệm ban đầu cho tiến trình học tập tiếp theo.

– Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh: Thiết kế công cụ, tiêu chí đánh giá phù hợp đo được mục tiêu của chủ đề, mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực của từng học sinh, để đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của các em.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sờ đồ: Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

 

* Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh bằng hình thức tham quan, dã ngoại:

Để thực hiện biện pháp này, tôi xác định việc cần tuân thủ các bước cơ bản sau để hoạt động trải nghiệm, sáng tạo theo hình thức dã ngoại, tham quan của học sinh đạt hiệu quả.

– Bước 1: Lập danh sách số lượng học sinh tham gia: số lượng học sinh tham gia dã ngoại rất là cần thiết. Việc đầu tiên là tôi thông báo để truyền tải đến tất cả học ssinh nắm bắt được thông tin, từ đó nắm bắt được nguyện vọng, tâm tư của của các em; đồng thời để biết được ý kiến của phụ huynh thông qua các kênh liên lạc với gia đình học sinh. Thường có rất nhiều ý kiến trái chiều với nhau, điều cần làm là phải khôn khéo chọn ra ý kiến phù hợp thật sự cho quá trình tham quan, dã ngoại hiệu quả, được sự đồng thuận cao của học sinh và phụ huynh.

Hình 1: Một chuyến tham quan, dã ngoại của học sinh tại suối Trà Bói, Trà Giang.

– Bước 2: Lựa chọn địa điểm tham quan, dã ngoại: Tôi xác định việc lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh rất quan trọng. Địa điểm chọn phải thỏa những điều kiện tối thiểu sau:

+ Phù hợp với nội dung, mục đích hoạt động trải nghiệm, sáng tạo và phù hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học.

+ An ninh an toàn, sạch sẽ, vệ sinh.

+ Gần nơi cứ trú, học tập của học sinh. Đối với học sinh Tiểu học đặc biệt việc đưa các em đi tham quan dã ngoại cần đảm bảo sức khỏe, an toàn cho các em trong quá trình di chuyển.

– Bước 3: Thời tiết và Thời gian đi tổ chức: tôi sắp xếp thời gian sao cho phù hợp với lịch học tập của học sinh, không ảnh hưởng tới các môn học và sinh hoạt của các em. Đối với học sinh Tiểu học, tham quan dã ngoại nên chỉ tổ chức trong 1 buổi, và nên tổ chức vào buổi sáng. Đồng thời tôi xem dự báo thời tiết ngày tổ chức để có chuyến đi thuận lợi.

– Bước 4: Chuẩn bị: tôi chuẩn bị những việc sau đây:

+ Phương tiện di chuyển, tôi cho học sinh di chuyển chung bằng hình thức thuê xe hay đi xe của nhà trường…

+ Thức ăn, nước uống.

+ Nội dung chương trình.

+ Các cơ sở vật chất cho hoạt động dã ngoại của học sinh lớp.

* Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh bằng hình thức lao động công ích:

Lao động công ích giúp học sinh hiểu được giá trị của lao động, từ đó để biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. Lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Đối với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong nhà trường, hình thức lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của học sinh cho các công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi các em sinh sống. Thông qua lao động công ích học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch…

Khi tổ chức các hoạt động công ích cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo tôi tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như: Vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường; Vệ sinh đường làng, ngõ xóm; Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh; Tu sửa bàn ghế, trường lớp; Vệ sinh các công trình công cộng; Trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng; Đóng góp ngày công lao động với các hoạt động của địa phương như trồng lúa, gặt lúa, trồng rừng, làm các sản phẩm mây tre đan, tham gia vào các làng nghề ở địa phương; Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa…

Đối với hình thức này, tôi kết hợp với giáo viên bộ môn, tìm hiểu nội dung, chương trình có liên quan. Từ đó tôi thiết kế kế hoạch tổ chức hoạt động trãi nghiệm, sáng tạo cho học sinh theo chủ đề cụ thể để các em có thể vừa học vừa hành kiến thức của mình đã tiếp nhận. Chẳng hạn, đối với học sinh lớp 5 tôi tổ chức kết hợp cùng chủ đề các bài học như: “Trường học”, “Cộng đồng địa phương”; Đối với lớp 3 có thể tổ chức trong bài “Vệ sinh môi trường”… thuộc môn Tự nhiên và xã hội.

 

Hình 2: Học sinh quét dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.

 

* Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh bằng hình thức trò chơi:

Với hình thức này, yêu cầu nội dung các trò chơi và cuộc thì học tập phải phù hợp với từng mục tiêu và đối tượng học sinh. Để đạt được mục tiêu đó, tôi xác định:

– Lựa chọn trò chơi: Khi lựa chọn trò chơi, tôi phải tự đặt câu hỏi: Với mục tiêu, nội dung, đối tượng học sinh cụ thể thì có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông thường đối với học sinh Tiểu học tôi sử dụng trò chơi như: “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”, “Ai nhanh, ai đúng”, “Hái hoa dân chủ”, “Kéo co”…Ngoài ra có thể sử dụng các hình thức giải đố, đặt câu đố, bài đố... Sau khi lựa chọn trò chơi, tôi chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho học sinh tham gia và người thắng cuộc.

– Tổ chức trò chơi để hoàn thành mục tiêu bài học: Trước hết tôi giới thiệu và tổ chức trò chơi: nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng, thua cho học sinh; giới thiệu và giải thích trò chơi một cách đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi. Nếu học sinh chưa biết trò chơi đó thì giải thích và cho học sinh chơi thử trước. Trong khi học sinh chơi tôi làm trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể, tôi cũng kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi. Kết thúc trò chơi, tôi nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách quan công bằng. Tôi thống kê những ưu, nhược điểm của từng cá nhân, từng đội cụ thể: Về thời gian, ai hoàn thành trước, kết quả đúng hay sai, số người vi phạm luật lệ. Dựa vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả. Đồng thời tôi tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Dành ít phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực. Cuối cùng tôi rút ra được ý nghĩa, nội dung giáo dục học sinh thông qua trò chơi đó.

Ví dụ: Tổ chức cho học sinh trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch”:

– Mục tiêu: Giới thiệu về làng quê ở huyện Trà Bồng.

– Tôi chia học sinh thành các nhóm. Đặt tên cho các nhóm: Cầu treo,  Ngã hai, Thác Cà Đú.

– Yêu cầu các nhóm thu thập thông tin đã sưu tầm được và giới thiệu về làng quê mà mình tìm hiểu.

– Các nhóm làm việc theo nhóm và cử đại diện lên giới thiệu trước tập thể. Tổng kết, tuyên dương nhóm làm việc tốt.

Qua trò chơi này học sinh thấy được cảnh đẹp ở làng quê hương nơi các em đang sinh sống. Tất nhiên, những thời gian đầu, học sinh còn lúng túng, nói chưa lưu loát, cần hướng dẫn giúp đỡ. Đến những lần sau, các em sẽ tiến bộ hơn, thêm nhiều kinh nghiệm khi trình bày trước đám đông. Đó cũng là một trong cách rèn các em kĩ năng giao tiếp, được nói, được trình bày những hiểu biết của mình với các bạn với cơ chế chính các em tự trải nghiệm về thực tế ở địa phương mình.

Hình 3: Tổ chức trò chơi kéo co cho học sinh.

 

Hình 4: Tổ chức trò chơi đo cà kheo cho học sinh.

 

* Giải pháp 5: Minh họa cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh bằng việc kết hợp với giáo viên bộ môn:

Đối với biện pháp này, tôi minh họa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh thông qua giáo viên bộ môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo là tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại. Cụ thể:

Chủ đề: NƠI BẠN ĐANG SỐNG.

Dựa vào quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo và các bước chuẩn bị cho hình thức dạy học này, tôi kết hợp với giáo viên bộ môn và tiến hành đối với bài học này như sau:

– Bước 1: Xác định chủ đề học tập trải nghiệm: Tìm hiểu nơi bạn đang sống.

– Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề trải nghiệm, sáng tạo: Mục tiêu của bài học là giúp học sinh biết về các cơ quan, đơn vị hành chính, địa danh quan trọng nơi mình đang sống; Học sinh có thể kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục… nơi các em đang sống; Học sinh có ý thức, tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

– Bước 3: Xác định các nội dung hoạt động trải nghiệm, sáng tạo: Đối với nội dung được thiết kế này, tôi khái quát các yêu cầu cần đạt của học sinh bằng bảng mô tả như sau:

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Nhận biết được được một số cơ quan hành chính cấp xã.

– Một số chức năng của cơ quan hành chính.

– Nói về tỉnh bạn đang sống.

– Xác định một số cơ quan hành chính cấp xã.

– Trình bày được một số chức năng của cơ quan hành chính.

– Mô tả được các biểu biện của ban thân về cơ quan hành chính nơi mình đang sống.

– Kể tên được các cơ quan hành chính, cơ quan văn hóa, giáo dục, ý tê… – Đánh giá được vị trí và vai trò của các cơ quan hành chính. – Phân tích được vị trí, vai trò của các cơ quan hành chính.

– Bước 4: Thiết kế các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo: với hình thức tham quan, dã ngoại trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 tôi kết hợp với giáo viên bộ môn và thiết kế theo từng nội dung như sau:

Hoạt động

(Thời gian)

Kết quả mong đợi/ mục tiêu hoạt động Chi tiết hoạt động
– Trải  nghiệm cụ thể (120p), giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan cơ quan hành chính của xã Trà Giang. Học sinh   tham quan đầy đủ, tập trung quan sát và có những cảm nhận về nơi mình tham quan. – Học sinh tham quan địa điểm đã được giáo viên thông tin trước.

– Học sinh thảo luận với các bạn trong nhóm, chia sẽ thông tin đã biết được.

– Giáo viên quản lí, hướng dẫn và thuyết trình về địa điểm tham quan.

Quan sát, phân tích, đối chiếu (30p). Học sinh chia sẽ, trao đổi, nhận xét về địa điểm tham quan. – Tìm hiểu về vị trí, chức năng của cơ quan hành chính.

– Mô tả được một số nét tiêu biểu của nơi tham quan.

Hình thành khái niệm (30p) Học sinh trình bày kết quả kết quả tham quan. – Khái quát được những điểm nỗi bật nơi mình đang sống.

– Thể hiện tinh thần tình cảm với quê hương bằng hành động cụ thể.

Thử nghiệm tích cực (40p) Học sinh rút ra những hiểu biết, kết luận của bản thân về cơ quan hành chính, nơi mình đang sống. – Học sinh tổ chức thảo luận với bạn bè về những biểu hiện và ý nghĩa cơ quan hành chính.

– Học sinh trình bày chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan hành chính.

– Học sinh thể hiện cảm xúc, thái độ của đối với quê hương, nơi mình đang sống.

– Giáo viên kết nhận xét, kết luận.

– Bước 5: Đánh giá: Ở bước này, sau khi đã tổ chức tham quan, dã ngoại địa điểm cụ thể, giáo viên có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh bằng bài kiểm tra 15 phút:

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT

Câu 1: Kể tên cơ quan hành chính mà em vừa tham quan?

Câu 2: Nêu một số chức năng của cơ quan đó?

Câu 3: Kể một số điều mà em ấn tượng nhất về nơi mà em vừa tham quan?

Hình 5: Cơ quan hành chính của xã Trà Giang ( Trụ sở UBND)

 

Hình 6: Cơ quan hành chính của xã Trà Giang (Trạm Y tế)

Hình 7: Cơ quan hành chính của xã Trà Giang (Nhà văn hóa xã)

 

* Giải pháp 6.  Khuyến khích học sinh mở rộng tìm hiểu các giá trị lịch sử tại nơi gia đình em sinh sống.

Tất cả các biện pháp nêu trên đã giúp học sinh hiểu sâu về hoạt động trải nghiệm. Song trải nghiệm cũng như các môn học khác, khi học các em được mở rộng hiểu biết, được biết nhiều các di tích lịch sử, các nhân vật lịch sử sẽ gây hứng thú và thu hút học sinh học hơn. Vì vậy, trong các hoạt động trải nghiệm nói chung và giáo dục văn hóa vùng miền nói riêng, tôi luôn khơi gợi để học sinh phát huy hết hiểu biết của mình và muốn khám phá.

Để có được trang thiết bị giáo dục trải nghiệm văn hóa vùng miền, nhà trường cần đầu tư một số máy tính, một số máy chiếu để phục vụ dạy và học đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm các hình ảnh để nâng cao chất lượng dạy và học trải nghiệm vùng miền trong nhà trường.

Tôi thấy những hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế sinh động chính là đồ dùng dạy học vô cùng quý giá. Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, mỗi dịp cho học sinh đi thăm các di tích ở địa phương, tôi đều ghi chép các kiến thức, số liệu cụ thể làm minh chứng và cung cấp cho học sinh trong tiết học trải nghiệm vùng miền.

Ví dụ: Giới thiệu cho các em về dân tộc Co

Đối với mỗi một dân tộc, câu hỏi về cội nguồn đều được đặt ra. Riêng đối với dân tộc Cor, trong lịch sử tồn tại và phát triển mang nhiều tên gọi khác nhau như: Cùa, Khùa, Của, Bồng Miêu… Năm 1979, tên gọi Co được đồng bào công nhận và trở thành tên gọi phổ biến. Rất nhiều nhà nghiên cứu  đi tìm lời giải về gốc tích dân tộc Co, nhưng theo dòng lịch sử thì chừng như không thể phát hiện gì thêm ngoài sự mặc định rằng người Co từ thời thượng cổ vẫn cư trú ở địa bàn mà ngày nay đồng bào vẫn đang cư trú, không có sự dịch chuyển nào.

Xuất phát từ suy nghĩ giáo dục ý thức giữ gìn và khôi phục bản sắc văn hóa của địa phương, tôi đã khởi xướng cho học sinh tìm hiểu về nét văn hóa của người Co. Khi nhà trường phát động tìm hiểu văn hóa người Co, rất nhiều học sinh hưởng ứng và sự đồng tình ủng hộ của quý bậc phụ huynh, bởi phụ huynh và các em nhận thức được đó là bản sắc dân tộc mình. Phong trào này giúp học sinh thêm tự hào về dân tộc mình, đồng thời khiến các em biết được trách nhiệm của mình trong gìn giữ văn hóa địa phương.

 

Hình 8: Phần thi giã gạo trong ngày tết ngã rạ tại xã Trà Giang.

 

Hình 8: Phần thi gói bánh đót trong ngày tết ngã rạ tại xã Trà Giang.

 

Khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, khi cây lúa trên rẫy chín vàng, ngào ngạt hương thơm, các gia đình người Co bắt đầu thu hoạch. Lúa, nếp gặt xong được bà con cất giữ trong nhà. Kết thúc vụ mùa, dân làng họp lại và định ngày tổ chức Tết Ngã rạ để tạ ơn ông bà tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho dân làng. Lễ Tết Ngả rạ (saaniq) gồm hai phần chính là lễ và hội.

Ngày đầu tiên, dân làng rủ nhau đi lấy lúa thiêng trên rẫy về làm lễ cúng thần. Già làng là người đi lấy lúa thiêng đầu tiên, sau đó các gia đình khác trong thôn, bản lần lượt lên rẫy lấy lúa thiêng… Buổi chiều, các chị, các mẹ quây quần bên nhau giã gạo nếp làm bánh lá đót, bánh lá tốp. Vừa làm, họ cùng nhau hát những làn điệu dân ca, múa cồng chiêng của dân tộc mình.

Hình 9: Điệu múa Cồng Chiêng trong ngày tết ngã rạ xã Trà Giang.

 

Cùng thời điểm đó trường tiến hành xây dựng kế hoạch, tiến hành tổ chức “tết ngã rạ” diễn ra với hai phần:

Hình 10: Tinh thần chuẩn bị gói bánh đót trong ngày tết ngã rạ của trường.

 

+ Phần gói bánh: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cùng với phụ huynh và học sinh tham gia gói bánh, nấu bánh, nướng thịt và một số thực phẩm khác. Đặc biệt là hướng dẫn các em biết trưng bày một mâm cổ truyền thống.

Hình 11: CBQL, Giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trải nghiệm gói bánh đót trong ngày tết ngã rạ của trường.

 

Hình 12: Trải nghiệm nấu bánh đót trong ngày tết ngã rạ của trường.

 

Hình 13: Học sinh trải nghiệm nướng thịt trong ngày tét ngã rạ của trường.

 

+ Phần thứ 2: Giao lưu ẩm thực giữa Nhà trường, phụ huynh, học sinh

Hình 14: Giao lưu ẩm thực của học sinh trong ngày tết ngậ của rường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. PHẦN KẾT LUẬN

 

* Kết quả đạt được:

Sau một thời gian áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập tại trường Tiểu học Trà Giang, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên :

– Học sinh tích cực tham gia các hoạt động, yêu cầu của quá trình học tập. Đặc biệt, với cơ chế đưa người học vào thực tế nội dung học tập, hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đã xây dựng và hình thành được các kĩ năng cần thiết cho quá trình xử lí các tình huống trong cuộc sống của các em học sinh.

– Cùng với đó, những kết quả thu về từ kiểm tra đánh giá cho thấy hoạt động trải nghiệm, sáng tạo có những ưu điểm vượt trội so với các hình thức khác. Tín hiệu đáng mừng trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đó là học sinh tham gia một cách đầy đủ, tích cực các hoạt động; học sinh đã biết phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong nhóm.

– Những học sinh trước đây nhút nhát, chưa hòa đồng và hợp tác với các thành viên thì nay các em đã chủ động phối hợp, hòa đồng với nhóm của mình hơn. Đặc biệt, các kỹ năng và năng lực nhân bản của học sinh đã dần hình thành và bồi dưỡng để bước đầu các em có thể tự ứng xữ với các tình huống mà các em bắt gặp hoặc cần tự quyết định; đồng thời các em cũng biết quan tâm những sự kiện, diễn biến trong đời sống xã hội.

– Đối với kết quả học tập từ các bài kiểm tra, số lượng bài kiểm tra của học sinh đạt điểm trung bình đã giảm hẳn, đặc biệt đã có nhiều bài kiểm tra đạt điểm 9 và 10.

Để có căn cứ tiến hành các giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong học tập tại trường Tiểu học Trà Giang vừa trình bày ở trên, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế đối với học sinh. Số lượng học sinh được khảo sát là 50 học sinh (Khảo sát ngẫu nhiên ở các lớp). Cụ thể:

Nội dung khảo sát Số lượng học sinh

được khảo sát

Đạt Chưa đạt
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
Tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo  

 

 

 

50

48 96 2 4
Có hứng thú với các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 47 94 3 6
Hiểu và nắm bắt được các yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 44 88 6 12
Có ý, tinh thần và trách nhiệm với các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 49 98 1 2
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nắm bắt và vận dụng được kiến thức sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, sáng tạo 48 96 2 4

Bảng 2: Bảng so sánh một số kết quả của học sinh trong quá trình các em tham gia các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong năm học 2021 – 2022 sau khi áp dụng các biện pháp (số liệu được khảo sát ở các thời điểm khác nhau).

* Khả năng áp dụng của sáng kiến

Với học sinh: Được tạo điều kiện tốt hơn về môi trường học tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng, nhận thức về học tập bằng hình thức trải nghiệm, sáng tạo. Đặc biệt, học sinh sẽ hình thành được hứng thú, kỹ năng, ý thức và thái độ học tập tốt trong hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

Với giáo viên: giáo viên sẽ có thêm cách nhìn nhận mới về việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh; Bổ sung thêm các phương pháp dạy học mới, tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả.

Đối với xã hội: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi trình bày dựa trên những cơ sở trong thực tế mục tiêu giáo dục và điều kiện, nhiệm vụ giáo dục của trường Tiểu học Trà Giang, vì vậy kết quả của sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các lớp ở các đơn vị bạn.

* Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, căn cứ vào kết quả bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:

– Khi tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc trong hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, môn học để tiến hành áp dụng. Bởi không phải nội dung nào, môn học nào cũng có thể áp dụng hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.

– Trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo giáo viên phải thực sự nắm bắt được đối tượng học sinh của mình, tìm hiểu kĩ thực tế của học sinh để hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho phù hợp.

+ Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo giáo viên cần tổ chức rút kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.

+ Trong quá trình thực hiện các biện pháp để tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo giáo viên không nên nóng vội, áp đặt, mà cần có cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách khách quan trên tinh thần xây dựng, giúp đỡ để học sinh đạt được những kết quả học tập quả cao.

+ Khi thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo giáo viên phải thường xuyên trao đổi cùng Ban giám hiệu, đồng nghiệp để kịp thời khắc phục những sai lầm, nâng cao được chất lượng của quá trình dạy học.

TM. HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN  CỦA TRƯƠNG

CHỦ TỊCH

Trà Giang, ngày 25  tháng 02 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến bản thân thực hiện, không sao chép nội dung của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định
Người viết 

 

                  Đào Thị Lệ Chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. BGD&ĐT, Hoạt động ngoài giờ lên lớp – Sách giáo viên. NXB Giáo dục 2003.
  2. Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang, Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, Trưởng Đại học Sư phạm Hà nội 1 – 1995.
  3. Nguyễn Quốc Vương, Lê Xuân Quang, Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, NXB Đại học Sư Phạm – 2017.
  4. Nguyễn Thị Chi, Tài liệu hướng hẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học, (Tài Liệu Dành Cho Giáo Viên). NXB Giáo Dục Việt Nam – 2017.
  5. Nguyễn Sinh Huy, Giáo dục học. NXB Giáo dục 1997.
  6. Đinh Thị Kim Thoa, Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học. NXB Giáo dục 2018.